Blog

OUR STORY

Quality, not quantity

We have made quality our habit. It’s not something that we just strive for – we live by this principle every day.

OUR STORY

Qui tắc sử dụng thiết bị điện cầm tay

7 quy tắc an toàn khi sử dụng dụng cụ điện cầm tay

Dụng cụ điện cầm tay hoạt động với công suất cao cùng tốc độ lớn rất dễ xảy ra những sự cố và tai nạn khi sử dụng. Hãy bỏ túi ngay cho mình những lưu ý an toàn khi sử dụng dụng cụ điện cầm tay nhé!


1- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng

Trước khi sử dụng, bạn nên đọc và tìm hiểu kỹ hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất. Việc này sẽ giúp bạn sử dụng sản phẩm đúng cách, hiệu quả, tránh xảy ra hư hỏng và đặc biệt là đảm bảo an toàn cho người dùng.

2- Sử dụng đúng cách

Để đảm bảo an toàn khi sử dụng các dụng cụ điện cầm tay, bạn cần sử dụng thiết bị theo các nguyên tắc cơ bản như sau:

  • Bạn không được ép máy, sử dụng dụng cụ điện cầm tay đúng loại theo đúng nhu cầu. Dụng cụ điện cầm tay đúng chức năng sẽ làm việc tốt và an toàn hơn theo đúng tiến độ mà máy được thiết kế.

  • Không sử dụng dụng cụ điện cầm tay nếu như công tắc không tắt và mở được.

  • Lấy mọi chìa hay khóa điều chỉnh ra trước khi mở điện dụng cụ điện cầm tay.

  • Luôn luôn giữ tư thế đứng thích hợp và thăng bằng giúp điều khiển dụng cụ điện cầm tay tốt hơn trong mọi tình huống bất ngờ.

  • Không vận hành dụng cụ điện cầm tay trong môi trường dễ gây nổ, bởi thiết bị tạo ra các tia lửa nên dễ làm chất bén cháy hay bốc khói.

  • Phích cắm của dụng cụ điện cầm tay phải thích hợp với ổ cắm. Không được sử dụng phích tiếp hợp nối tiếp đất (dây mát). Phích cắm nguyên bản và ổ cắm đúng loại sẽ làm giảm nguy cơ bị điện giật.

  • Tránh không để thân thể tiếp xúc với đất hay các vật có bề mặt tiếp đất như đường ống, lò sưởi, hàng rào và tủ lạnh. Có nhiều nguy cơ bị điện giật hơn nếu cơ thể bạn bị tiếp hay nối đất.

  • Không được nắm dây dẫn để xách, kéo hay rút phích cắm dụng cụ điện cầm tay. Không để dây gần nơi có nhiệt độ cao, dầu nhớt, vật nhọn bén hay bộ phận chuyển động. Làm hỏng hay cuộn rối dây dẫn làm tăng nguy cơ bị điện giật.

  • Nếu điều kiện công việc bắt buộc phải thi công ở nơi ẩm ướt thì dùng thiết bị ngắt mạch tự động (RCD) bảo vệ nguồn để làm giảm nguy cơ bị điện giật.

3-Đeo trang bị bảo hộ

Trong quá trình sử dụng, bạn nên trang bị cho mình đồ bảo hộ cá nhân như: bao tay, kính bảo vệ mắt, khẩu trang, giày chống trơn, nón bảo hộ, hay dụng cụ bảo vệ tai để làm giảm nguy cơ thương tật cho bản thân.

4-Kiểm tra trước khi sử dụng

Trước khi sử dụng, bạn nên kiểm tra và khởi động trước các dụng cụ điện cầm tay xem máy có vận hành ổn định hay xuất hiện lỗi hư hỏng nào không. Cách này giúp bạn kịp thời khắc phục hư hỏng, đảm bảo công việc hiệu quả, máy sử dụng ổn định hơn và giữ an toàn cho bản thân.

5-Không để trẻ em tiếp cận

Nhằm giữ an toàn tuyệt đối cho trẻ thì trong quá trình sử dụng, kể cả khi thiết bị không hoạt động, bạn không nên để trẻ em đứng gần và tiếp cận dụng cụ điện cầm tay. Nếu trẻ em tiếp cận thì sẽ làm hư hỏng thiết bị và rất nguy hiểm đến tính mạng.

6-Tắt nguồn trước khi thay đổi lưỡi cắt hoặc phụ kiện

Trước khi thay đổi lưỡi cắt hoặc các phụ kiện, bạn cần đảm bảo các dụng cụ điện cầm tay đã ngừng hoạt động và được ngắt điện hoàn toàn. Bạn nên rút phích cắm ra khỏi nguồn điện hoặc thay pin ra khỏi dụng cụ điện cầm tay.

Sau đó, bạn mới có thể thay đổi phụ kiện để giảm nguy cơ dụng cụ khởi động bất ngờ, đảm bảo an toàn khi sử dụng cũng như tránh xảy ra những hư hỏng thiết bị.

7-Lưu trữ đúng cách

Sau khi sử dụng, bạn nên lau sạch sẽ bụi bẩn bám bên ngoài thiết bị. Tiếp theo, bạn bảo quản dụng cụ điện cầm tay trong hộp chứa chuyên dụng hoặc lưu trữ ở nơi khô ráo, tránh nơi ẩm ướt để hạn chế những sự cố về điện, chập mạch, giữ an toàn cao cho thiết bị và người dùng.

Ngoài ra, bạn cũng cần bảo dưỡng dụng cụ điện thường xuyên và định kỳ. Bạn có thể đưa dụng cụ điện cầm tay của bạn đến thợ chuyên môn để bảo dưỡng, chỉ sử dụng phụ tùng đúng chủng loại để thay. Điều này sẽ đảm bảo sự an toàn của máy được giữ nguyên.